Trong những năm gần đây, việc tự làm bánh trung thu tại nhà là một hoạt động phổ biến. Nếu bạn muốn làm bánh trung thu thơm ngon, độc đáo cho gia đình thưởng thức bạn có thể áp dụng 1 trong những cách làm bánh trung thu tại nhà đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng Enjoy Online khám phá cách làm bánh trung thu tại nhà, từ việc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu đến quy trình thực hiện, cũng như những mẹo nhỏ để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn.
Các cách làm bánh trung thu tại nhà đơn giản
Dưới đây là cách làm bánh trung thu nướng và làm bánh trung thu dẻo. Bạn có thể note lại để làm tặng người thân, gia đình như một món quà nhé.
- Chuẩn bị: 1 giờ
- Chế biến: 1 giờ 30 phút
- Độ khó: Trung bình
- Khẩu phần: 8 người
Dụng cụ
- Khuôn Bánh
- Lò nướng
- Dụng cụ trộn và cán bột
- Dụng cụ cân đong
- Chảo chống dính
Vỏ bánh
Vỏ bánh nướng
Nguyên liệu:
Phần vỏ bánh nướng gồm: 300g bột mì, 200g nước đường bánh, 80ml dầu ăn, 1 thìa cafe nước tro tàu, 1 lòng đỏ trứng gà
Cách làm:
- Trộn đều bột mì, nước đường, lòng đỏ trứng gà và dầu ăn trong một tô lớn.
- Nhồi nhẹ nhàng cho đến khi bột trở thành một khối đồng nhất. Thêm một thìa nhỏ nước đường và nửa muỗng dầu ăn vào và tiếp tục nhồi bột một cách nhẹ nhàng.
- Bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ trong khoảng 30 – 40 phút. Sau khi đã ủ đủ thời gian, lấy bột ra và nặn thành những viên tròn có kích thước gấp đôi so với nhân bánh.
Vỏ bánh dẻo
Nguyên liệu:
– Phần vỏ bánh dẻo gồm: 100 g đường, 10 ml dầu thực vật, 300 g bột bánh dẻo, 10 ml tinh dầu hoa bưởi.
Cách làm:
- Hòa đường và nước nóng với tỷ lệ 1:1, đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan. Thêm chút nước cốt chanh và đun cùng khoảng 1 phút trước khi tắt bếp. Sau đó, thêm 2 thìa dầu thực vật và tinh dầu bưởi vào nồi nước đường đã sôi.
- Cho bột bánh dẻo vào nồi nước đường còn nóng, sau đó sử dụng dụng cụ khuấy và thìa để trộn đều bột. Khi bột nguội bớt, tiếp tục nhồi bột bằng tay để đạt được độ dẻo mịn mà không dính tay.
- Phủ một lớp ít bột khô lên bề mặt bàn làm việc, đặt khối bột bánh dẻo lên trên. Tiếp theo, phủ một lớp bột khô nữa lên khối bột và để nghỉ khoảng 30 phút.
- Lưu ý: Ngoài màu trắng truyền thống, bạn có thể tạo màu vỏ bánh dẻo bằng cách sử dụng nước ép từ các nguyên liệu như thanh long đỏ, cà rốt, cacao, cam, tinh bột nghệ, để tạo ra những màu sắc đa dạng và hấp dẫn.
Nhân bánh
Đậu xanh
Nguyên liệu:
- 200g đậu xanh đã bóc vỏ
- 150g đường
- 30g bột bánh dẻo
- 50ml dầu ăn
Cách làm:
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong khoảng từ 2 – 4 tiếng để đậu được nở ra.
- Vớt đậu ra và bỏ vào nồi cùng 500ml nước và 1 chút muối rồi bắc lên bếp đun khoảng 15 phút là đậu xanh sẽ chín mềm. Ủ đậu thêm 10 phút.
- Cho phần đậu xanh vào máy rồi xay nhỏ sau đó cho vào chảo chống dính. Thêm 150g đường vào và sên lên. Đảo đều tay và liên tục đến khi phần đậu xanh sôi lên.
- Hạ nhỏ lửa và cho từ từ 80g dầu ăn vào và khuấy đều.
- Hòa tan 50g bột bánh dẻo cùng 100ml nước khuấy đều cho bột tan ra. Tiếp theo đổ phần bột bánh dẻo vào đậu xanh và tiếp tục đảo đều đến khi nhân sệt lại
Thập cẩm
Nguyên liệu:
- 300g bột mì đa dụng
- 10g bột bánh dẻo
- 100g lạp xưởng (đã luộc và cắt hạt lựu)
- 100g hạt điều
- 100g hạt dưa
- 100g hạt sen
- 100g mứt vỏ cam
- 100g mứt bí
- 100g mứt vỏ chanh
- 100g mứt gừng
- 100g mè trắng
- 1/2 trái chanh
- 50ml rượu mai quế lộ
- 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi
- 1 muỗng cà phê nước tro tàu
- 2 quả trứng gà
- 20 ml dầu mè
- 110 ml dầu ăn
- 500 gr đường
- 1 muỗng cà phê muối
Cách làm:
- Cho vào tô 100g hạt điều, hạt dưa và mè trắng sau đó trộn đều và cho vào lò vi sóng để sấy khô khoảng 4 phút.
- Sau đó bạn cho thêm 100g các loại mứt bí, hạt sen, mứt vỏ cam, mứt vỏ chanh, mứt gừng, lạp xưởng luộc đã cắt hạt lựu, 20ml dầu mè, 50ml rượu mai quế lộ, 1 muỗng cà phê nước hoa bưởi, 10g bột bánh dẻo, 1 muỗng cà phê muối và trộn đều. Sau đó bạn chia thành 10 phần bằng nhau và vo tròn.
Khoai môn
Nguyên liệu:
- Khoai môn, đã bỏ vỏ: 240 gr
- Khoai lang tím, đã bỏ vỏ: 240 gr
- Đường: 40 – 45 gr (tùy định lượng và độ ngọt của khoai)
- Dầu dừa hoặc dầu đậu phộng: 50 gr
- Bột mì: 20gr
- Bột bánh dẻo: 20gr
Cách làm:
- Khoai môn, khoai lang tím cắt thành miếng to. Ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút để bớt nhựa. Cho khoai vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt khoai. Luộc đến khi khoai chín mềm. Khi khoai đã chín, để nguội bớt rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn với nhiều nước. Lọc qua rây vào chảo. Cho đường vào trộn đều khi khoai còn nóng, quậy đều cho tan.
- Bật bếp ở lửa vừa. Cho ½ lượng dầu dừa vào trộn đều cùng khoai. Khi dầu và khoai hòa quyện, cho nốt phần còn lại. Quấy kĩ và đều. Điều chỉnh lửa nhỏ để hơi nước bay bớt. Khi nhân đã bớt loãng hơn một chút, hòa tan 20g bột mì trong khoảng 100ml nước. Đổ hỗn hợp nước bột này vào chảo, quấy đều cho các nguyên liệu làm bánh trung thu hòa quyện.
- Tiếp tục sên khoai ở lửa nhỏ. Khi khoai đã trở nên dẻo và đặc hơn thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất. Sên đến khi khoai chuyển thành một khối đặc dẻo và mịn. Khoai đã rất đặc, không còn nhiều hơi nước thì rắc bột bánh dẻo lên, trộn đều. Bột bánh dẻo giúp nhân khoai cứng hơn, làm bánh trung thu ít bị chảy sệ nhân khi nướng trong lò. Tiếp tục sên khoai đến khi chuyển thành một khối đặc dẻo và mịn nhuyễn.
- Bắc chảo ra khỏi bếp, tiếp tục đảo cho hơi nước bay bớt, nhân nguội dần. Khi nhân còn hơi ấm thì chia thành các phần để làm nhân bánh, vo tròn, để nguội rồi bọc kín.
Sữa dừa
Nguyên liệu:
- 400g dừa khô
- 150g sữa đặc
- 150g nước cốt dừa
- 60g bột bánh dẻo
- 50g hạt dưa
- 50g hạt mè
- 1 muỗng cà phê vani
- 8 quả trứng muối
Cách làm:
- Trộn đều 400g dừa khô, 150g sữa đặc rồi đợi trong 45 phút cho ngấm.
- Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp rồi đun nóng 150ml nước cốt dừa trên lửa lớn. Sau khi thấy nước cốt dừa sôi, bạn cho hỗn hợp dừa trộn trên vào, hạ nhỏ lửa rồi sên đến khi dừa se lại là được.
- Bạn cho từ từ 50g hạt dưa, 50g mè rang, 60g bột bánh dẻo, 1 muỗng cà phê vani vào trộn đều cho nhân dẻo lại rồi để nguội.
- Sau khi nhân nguội, bạn chia nhân bánh thành 8 phần bằng nhau, vo tròn rồi ấn dẹp. Sau đó, bạn cho trứng muối đã nướng vào giữa rồi lấy nhân dừa đã sên, bọc tròn lại để làm bánh trung thu.
Trà xanh
Nguyên liệu:
- Đậu xanh: 320 gram
- Đường: 100 gram
- Bột trà xanh: 6 gram
- Dầu ăn: 60ml
- Nước ấm: 20ml
- Một xíu muối
Cách làm:
- Đậu xanh sau khi mua về, nếu không có thời gian bạn mang đi ngâm nước ấm từ 3 – 4 giờ hoặc ngâm nước lạnh qua đêm để hạt đậu nở mềm.
- Khi đã ngâm đủ thời gian, bạn vớt đậu ra rồi rửa lại với nước cho hết nước chua.
- Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào nấu với lửa vừa, thêm một ít muối để cân bằng hương vị cho nhân bánh.
- Trong quá trình hầm đậu, bạn nên khuấy đều tay để không bị dính đáy nồi. Khi nước sôi, vớt sạch bọt và hạ nhỏ lửa cho đến khi đậu chín mềm.
- Sau khi hầm xong, để đậu nguội bớt và cho vào máy xay nhuyễn cùng đường đến khi nhuyễn mịn.
- Bạn nên dùng chảo chống dính đế dày, bắc chảo lên bếp và cho đậu xanh đã được xay nhuyễn vào sên.
- Bột trà xanh cho vào bát nhỏ, pha cùng nước ấm cho tan đều, khi đậu xanh còn lỏng hãy đổ từ từ vào lúc chảo đậu còn đang sên trên bếp.
- Khuấy đều đến khi cảm thấy nặng tay, bạn chia dầu ăn thành từng phần rồi cho từ từ vào nhân đậu xanh.
- Đến khi sờ vào nhân cảm thấy ráo, không dính dầu nữa thì đã hoàn thành, bạn tắt bếp, để nguội và thực hiện công đoạn làm bánh trung thu tiếp theo.
Chay
Nguyên liệu:
- Bột bánh dẻo 150g
- Đậu xanh 100g
- Các loại mứt: mứt gừng, mứt tắc, mứt chanh mỗi loại 50g và mứt sen 100g
- Các loại hạt: hạt dưa, hạt điều, hạt mè mỗi loại 100g
- Chanh 5 lá
- Chân nấm đông cô làm chà bông 100g
- Xá xíu chay 100gr
- Nước tương 20ml
- Ngũ vị hương 10g
- Rượu mai quế lộ 20ml
- Rượu gừng 20ml
- 20gr nước đường
Cách làm:
- Bạn lấy các loại mứt: mứt gừng, mứt tắc, mứt chanh cùng xá xíu chay ra xắt nhỏ. Với mứt sen và hạt điều thì dùng dao băm.
- Sau khi nguyên liệu làm bánh trung thu đã chuẩn bị xong bạn cho tất cả vào một cái âu lớn bao gồm 20gr nước đường đã nấu, bột bánh dẻo, mứt gừng, mứt chanh, mứt tắc, hạt điều, hạt dưa, hạt mè, xá xíu chay, chân nấm đông cô làm chà bông cùng các gia vị là rượu mai quế lộ, rượu gừng và một chút nước tương.
- Để tạo sự kết dính bạn dùng tay nhào liên tục khoảng 5 phút.
Tiramisu
Nguyên liệu:
- 120g bột mì đa dụng
- 20g bột cacao
- 90g dầu ăn
- 80g nước đường bánh nướng
- 70g phô mai que hoặc phô mai con bò cười
- 200g đậu xanh đãi vỏ
- 150g đường
- 1 gói cà phê hòa tan
- 1 lòng đỏ trứng gà
- ½ lòng trắng trứng gà
Cách làm:
– Đậu xanh rửa vo sạch, ngâm với 200ml nước nóng trong khoảng 1 tiếng rưỡi.
– Cho đậu vào nồi, thêm 200ml nước vào, nấu sôi, thường xuyên vớt bọt bỏ đi. Để nhỏ lửa và nấu cho đậu chín nhừ.
– Cho đậu đã chín vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm vào 200ml nước sôi để xay.
– Cho đậu xanh đã xay vào chảo, đổ từ từ 75g dầu ăn và 150g đường vào, khuấy đều. Hòa tan 10g bột mì với 45ml nước rồi đổ vào chảo đậu xanh đang sên.
– Sên từ từ cho hỗn hợp được hòa quyện vào nhau thì hòa tan 1 gói cà phê và đổ cà phê thêm vào chảo, đảo đều. Sên nhỏ lửa đến khi nhân thành một khối, vo viên không bị chảy là được.
– Chia và vo tròn nhân thành từng phần. Nắn cho nhân mỏng, cho từng miếng phô mai vào trong rồi vo tròn lại để làm bánh trung thu.
Oreo
Nguyên liệu:
- 1 cây bánh Oreo
- 2 miếng phô mai Vinamilk
- Sữa tươi
- Dụng cụ: túi zipper, cây cán bột
Cách làm:
- Đầu tiên bạn tách riêng phần bánh quy và lớp kem bên trong của bánh Oreo ra tô riêng.
- Sau đó bạn cho bánh Oreo vào túi zip rồi dùng cây cán bột làm nhuyễn bánh.
- Bạn cho từ từ sữa tươi vào tô bánh Oreo rồi trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện, tạo thành khối bọt dẻo mịn là được. Sau đó đậy kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bạn cho 2 miếng phô mai Vinamilk vào tô kem bánh Oreo, thêm 50ml sữa tươi vào trộn đều hỗn hợp.
- Sau đó cho phần nhân vào khuôn tròn rồi đặt vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng cho nhân đông lại để làm bánh trung thu.
Lava trứng chảy
Nguyên liệu:
- Bơ mặn: 15g
- Bột custard: 7g
- Bột bắp: 7g
- Đường: 25g
- Lòng đỏ trứng muối đã nấu chín xay nhỏ: 15g
- Whipping cream: 40g
- Nước cốt dừa: 40g
- Bơ mặn: 25g
- Đường: 38g
- Bột custard: 25g
- Sữa bột: 30g
- Trứng cả quả: 40g
- Sữa đặc: 35g
- Lòng đỏ trứng muối đã nấu chín xay nhỏ: 30g
Cách làm:
Làm nhân mềm custard
- Cho 15g bơ mặn vào lò vi sóng trong 15 giây để bơ tan chảy hoàn toàn. Cho bột custard, bột bắp, đường vào nồi trộn đều. Cho nước vào hỗn hợp từ từ, vừa cho vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp có màu vàng cam.
- Cho bơ mặn đã tan chảy vào khuấy đều. Khi hỗn hợp đã mịn, không còn bị vón cục, cho hỗn hợp lên bếp để lửa vừa. Khuấy hỗn hợp đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Cho 15g trứng muối đã nấu chín xay nhuyễn vào khuấy đều.
- Trải màng bọc thực phẩm trên mặt phẳng. Cẩn thận cho hỗn hợp trứng chảy lên trên màng bọc rồi gấp đôi màng bọc lại.
- Sử dụng cán bột để vén hỗn hợp thành một thanh dài. Từ từ buộc lại để hỗn hợp không chảy ra. Đem hỗn hợp vào tủ đông 1 – 2 tiếng.
- Lấy hỗn hợp ra chia thành 12 miếng đều nhau. Vo tròn các miếng rồi để vào khay hoặc đĩa. Bọc màng thực phẩm lại và để vào tủ đông 4-8 tiếng để phần nhân đông lại.
Trộn nhân custard
- Trộn bột custard, sữa bột, một quả trứng đã đánh tan vào
- Cho tiếp sữa đặc vào khuấy đều cho đến khi được hỗn hợp màu vàng sánh mịn.
- Cho whipping cream, nước cốt dừa, đường, bơ mặn vào nồi. Bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp vừa đun vào với hỗn hợp vàng và khuấy đều cho hòa quyện vào nhau. Cho lại hỗn hợp vào nồi và đun lửa vừa. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc sệt, không dính phới nữa.
- Cho hỗn hợp vào máy xay với phần trứng muối đã xay nhuyễn còn lại. Đổ hỗn hợp ra, dàn đều mặt và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Khi phần nhân đã nguội, chia đều ra thành 12 phần bằng nhau.
Sầu riêng
Nguyên liệu:
- Đậu xanh cà vỏ 200 g
- Nước nóng 400 ml
- Đường 80 g
- Bột mì 10 g (Pha với 40ml nước)
- Dầu dừa 75 g
- Thịt 4 múi sầu riêng
Cách làm:
- Đậu xanh rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng 80g đường, 200ml nước nóng. Khuấy đều và ngâm đậu từ 1 – 1.5 tiếng.
- Cho thêm 200ml nước nóng, sau đó bắc lên bếp và nấu ở lửa to. Khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ, nấu đến khi đậu chín mềm. Bạn nhớ vớt bỏ bọt trong khi hầm đậu xanh nhé!
- Cho đậu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Bạn có thể cho thêm nước nếu đậu quá đặc. Càng nhiều nước thì nhân sẽ càng mịn làm bánh trung thu ngon hơn.
- Tách thịt 4 múi sầu riêng, sau đó xay nhuyễn.
- Hòa tan 10g bột mì trong 40 – 50ml nước.
- Rây lọc nhân đậu xanh vào chảo chống dính, cho thêm 75g dầu dừa. Khuấy đều trên lửa nhỏ cho dầu dừa hòa quyện hoàn toàn. Khi thấy nhân bớt lỏng, bạn cho nước bột mì vào và sên đến khi nhân đặc hẳn, có cảm giác nặng tay.
- Tiếp tục cho sầu riêng vào chảo rồi đảo đều đến khi nhân tạo thành khối, khô ráo.
- Khi sên, nếu nhân bị tươm dầu là do lửa quá to, bạn có thể khắc phục bằng cách cho thêm một ít nước nóng rồi tiếp tục sên.
- Sau khi sên xong hoặc để nguội, nếu nhân bị bở, vụn thì có thể là do không che đậy kín khiến nhân mất nước hoặc dùng quá ít dầu ăn hoặc đường sẽ làm bánh trung thu không được ngon.
Hạt sen nhuyễn
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi 200gr (hoặc 100g hạt sen khô): Nên chọn hạt sen già, có hình dáng tròn, màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Hạt sen già khi nấu lên sẽ làm bánh trung thu thơm ngon hơn khi dùng hạt sen non.
- Dầu ăn 75 g: Nên dùng dầu đậu phộng hoặc dầu dừa
- Đường 80 g
- Bột mì đa dụng 10 g
- Nước 30ml
Cách làm:
- Cho hạt sen vào nồi và nấu trên lửa to. Khi thấy nước sôi, bạn hạ lửa vừa rồi nấu thêm 3 – 4 phút nữa nếu là hạt sen tươi hoặc 12 – 15 phút nếu là hạt sen khô. Bạn thấy hạt sen nở to hết cỡ là được.
- Đổ hạt sen ra rổ cho ráo nước, tách đôi hạt và bỏ tâm sen để làm bánh trung thu khi ăn không bị đắng. Sau đó bạn cho hạt sen vào nồi, đổ ngập nước, nấu trên lửa vừa đến khi hạt sen chín mềm.
- Cho hạt sen vào máy xay sinh tố, sau đó xay nhuyễn. Bạn nên xay hạt sen với nhiều nước, cách này sẽ giúp hỗn hợp mịn hơn.
- Hòa tan 10g bột mì trong 30ml nước. Rây lọc phần sen vừa xay vào chảo, cho thêm 80g đường, 75g dầu ăn rồi khuấy đều liên tục trên lửa vừa.
- Khi nhân bắt đầu hơi sệt, bạn cho vào nước bột mì, sau đó khuấy đều.
Khi thấy hỗn hợp đặc và bắt đầu dính vào chảo, bạn hạ xuống lửa nhỏ nhất. Tiếp tục khuấy đến khi nhân thành khối dẻo, mịn, khô và hoàn toàn không mềm hay chảy nhão.
Cách đóng bánh trung thu
- Chia phần bột làm vỏ bánh và nhân thành 10 phần. Trước khi đóng bánh, bạn lấy một ít bột mì thoa đều lên khuôn bánh. Đặc biệt thoa kỹ ở các đường nét hoa văn trên khuôn, nếu không khi phủ bột áo lên sẽ làm bánh trung thu dính vào khuôn và mất nét trên bánh.
- Lấy viên bột cho vào khuôn, dùng tay ép chặt từ 10 – 15 giây để làm bánh trung thu được định hình rõ nét.
- Nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khuôn, xếp bánh lên khay đã chuẩn bị sẵn giấy nến. Tiếp tục xoa bột lên khuôn và thực hiện đóng khuôn làm bánh trung thu đến khi hết lượng bột còn lại.
Lưu ý cách chia tỉ lệ làm bánh trung thu và khuôn:
+ Khuôn 50gr: Chia với tỉ lệ 20gr vỏ bánh, 30gr nhân.
+ Khuôn 75gr: Chia với tỉ lệ 30gr vỏ bánh, 45gr nhân.
+ Khuôn 125gr: Chia với tỉ lệ 50gr vỏ bánh, 75gr nhân.
+ Khuôn 150gr: Chia với tỉ lệ 60gr vỏ bánh, 90gr nhân
Cách nướng bánh trung thu nướng
Bạn hãy làm nóng lò trước 10 phút.
Lần 1: Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 15 phút. Sau đó, lấy bánh ra khỏi lò, xịt nước lên trên bề mặt rồi để bánh nghỉ thêm 15 phút.
Vỏ màu bánh nướng truyền thống: rây mịn lòng đỏ trứng gà + 1 muỗng cà phê dầu ăn + 1 muỗng sữa tươi, trộn đều rồi dùng cọ lông mềm phết lên mặt bánh sau khi nướng lần 1.
Đối với phần vỏ bánh có màu, phết một lớp mỏng sữa tươi không đường lên sẽ làm bánh trung thu có màu đẹp hơn, rồi tiếp tục mang đi nướng.
Lần 2: Nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10 phút, cho đến khi làm bánh trung thu có màu vàng ươm.
Thành phẩm
- Bánh nướng: Sau khi làm bánh trung thu nướng, bánh chín bạn nhẹ tay lấy bánh ra và để nguội. Bánh sau khi nguội là có thể cắt bánh ra và thưởng thức. Vỏ bánh bên ngoài có màu vàng đẹp mắt, khi thưởng thức có vị béo mềm, bùi bùi hấp dẫn.
- Bánh dẻo: Sau khi làm bánh trung thu dẻo, bánh sẽ có vỏ mềm mịn, đàn hồi tốt và màu sắc đẹp mắt. Nhân bên trong bánh dẻo thơm ngon, hòa quyện với vị ngọt của nhân, tạo nên hương vị đặc trưng và lôi cuốn.
Cách bảo quản bánh trung thu handmade
- Bánh bọc trong túi hút chân không hoặc cột kín, bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 12 ngày.
- Bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đông, khi ăn chỉ cần lấy bánh quay lại trong lò vi sóng/ lò nướng.
- Nhân không dùng hết làm bánh trung thu, bạn có thể bọc kín bằng màng bọc thực phẩm sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 1 ngày.
- Nếu muốn bảo quản nhân lâu hơn, bạn có thể cho nhân vào ngăn đông tủ lạnh. Cách này sẽ giúp nhân bảo quản được trong 3 tuần. Khi cần lấy làm bánh trung thu, bạn chỉ cần rã đông ở nhiệt độ thường đến khi nhân mềm lại là được.
Tại sao nên làm bánh trung thu tại nhà
Hàng năm cứ đến dịp Tết Trung Thu, bánh trung thu lại được bày bán ở khắp nơi. Nhưng vài năm gần đây, xu hướng làm bánh trung thu tại nhà dần trở nên hot hơn bởi một số lý do:
- Giá thành làm bánh trung thu tại nhà rẻ hơn: Khi làm bánh tại nhà, bạn chỉ cần chi trả cho nguyên liệu làm bánh trung thu và một số ít chi phí nhỏ khác như bao bì, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Làm bánh trung thu tại nhà kích thước dễ tùy chỉnh: Bạn có thể làm bánh tại nhà với kích thước nhỏ hơn, nguyên liệu làm bánh trung thu ít hơn phù hợp với lượng thức ăn của mỗi người.
- Thành phần và độ ngọt có thể thay đổi khi làm bánh trung thu tại nhà: Làm bánh trung thu tại nhà cho phép bạn điều chỉnh thành phần, độ ngọt, nguyên liệu làm bánh trung thu phù hợp với nhu cầu sức khỏe và sở thích cá nhân. Bạn có thể tạo ra những loại bánh có nguyên liệu làm bánh trung thu phù hợp với người tiểu đường, giảm cân hoặc không thích ăn quá ngọt.
- Tạo ra bánh chất lượng và an toàn khi làm bánh trung thu tại nhà: Khi làm bánh trung thu tại nhà, bạn hoàn toàn kiểm soát được quá trình chế biến từ việc chọn lựa nguyên liệu làm bánh trung thu tại nhà đến việc thực hiện từng bước làm bánh.
- Cơ hội kiếm tiền khi làm bánh trung thu tại nhà: Điều này không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập mà còn là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và tài năng của bạn trong lĩnh vực nghệ thuật ẩm thực.
Các cách làm bánh trung thu tại nhà không cần lò nướng
1. Cách làm bánh trung thu tại nhà bằng nồi cơm điện
Nhắc tới việc làm bánh Trung thu tại nhà, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc nướng bánh trong lò nướng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng cách làm bánh Trung thu tại nhà không cần lò nướng bằng nồi cơm điện, vừa tiện dụng lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Quét 1 lớp hỗn hợp gồm dầu ăn, lòng đỏ trứng và nước tro tàu lên bề mặt bánh để làm bánh trung thu khi chín được đẹp và bắt mắt hơn. Sau đó, phết một lượng nhỏ dầu ăn quanh nồi hoặc đặt một lớp giấy bạc ở đáy để tránh tình trạng bánh dính nồi.
- Bước 2: Đặt bánh vào nồi rồi nhấn nút Cook, đến khi nhảy sang chế độ Warm thì chờ tiếp 15 phút và nhấn tiếp nút cook. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần để bánh chín đều.
- Bước 3: Sau khi bánh chín vàng, bạn lấy bánh ra và thưởng thức món bánh Trung thu thơm ngon, mềm dẻo.
Chú ý thường xuyên kiểm tra mặt bánh trong quá trình nướng bằng nồi cơm điện để đảm bảo bánh chín vàng đều.
2. Cách làm bánh trung thu tại nhà bằng lò vi sóng
Khi nướng bánh bằng lò vi sóng, bạn không cần phải trải lớp trứng và nước đường lên bề mặt bánh trước mà có thể thực hiện điều này sau khi nướng xong lần 1. Cách làm bánh trung thu tại nhà không cần lò nướng này sẽ bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Làm nóng lò vi sóng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 – 20 phút.
- Bước 2: Cho bánh vào khay nướng, bật chế độ nướng và tiến hành nướng bánh trong 10 phút rồi lấy ra, xịt vào bánh một lớp nước mỏng và để nguội trong 5 phút.
- Bước 3: Khi bánh đã nguội, bạn phết 1 lớp hỗn hợp gồm dầu ăn, lòng đỏ trứng và nước tro tàu lên bề mặt bánh để làm bánh trung thu khi chín có màu sắc bắt mắt hơn.
- Bước 4: Tiếp tục đặt bánh vào lò vi sóng và nướng thêm 10 phút là hoàn thành.
3. Cách làm bánh trung thu tại nhà bằng nồi chiên không dầu
Ngoài nồi cơm điện hay lò vi sóng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để làm bánh Trung thu. Các bước làm bánh bằng nồi chiên không dầu thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm nóng nồi chiên trong 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Tiếp đến bạn xếp bánh vào lòng nồi, nướng lần 1 trong 5 phút ở nhiệt độ 150 độ C, rồi lấy bánh ra để nguội.
- Bước 2: Khi bánh đã nguội, bạn quét hỗn hợp nước đường bánh nướng, dầu ăn và lòng đỏ trứng lên mặt bánh để làm bánh trung thu được đẹp hơn. Tiếp tục nướng lần 2 trong 4 phút ở 140 độ C, khi bánh ngả vàng thì lấy ra và để nguội.
- Bước 3: Tiếp tục phết hỗn hợp như trên và đặt bánh vào lòng nồi lại lần 3 trong 5 phút ở nhiệt độ 140 độ C nữa là được. Khi lấy bánh ra ở lần nướng cuối này, bạn có thể thấy vỏ bánh sẽ hơi cứng nhưng không sao cả, khi nguội sẽ làm bánh trung thu trở nên mềm hơn.
Khắc phục các lỗi khi làm bánh nướng Trung thu
Với những người mới bắt đầu học làm bánh Trung thu tại nhà, không thể không tránh khỏi việc làm bánh trung thu hỏng hay mắc các lỗi cơ bản trong làm bánh, nhất là khi làm bánh trung thu là loại mất khá nhiều công đoạn từ chế biến nhân bánh và vỏ bánh. Bạn đọc tham khảo và áp dụng một số mẹo phổ biến dưới đây nhé.
- Nước đường đọng hạt li ti
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi nấu, bạn đã dùng thìa hoặc đũa khuấy quá nhiều. Để khắc phục lỗi này, khi đang nấu nước đường bánh nướng thì không được dùng bất cứ thứ gì để khuấy nước đường trong thời gian đang nấu bạn nhé!
- Làm bánh trung thu nướng bị khô và cứng
Để khắc phục lỗi này, bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau. Làm bánh trung thu bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao.
- Làm bánh trung thu nướng bị ướt
Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không nên dùng nữa. Cuối cùng là chú ý việc xịt nước trong quá trình nướng bánh Trung Thu là chỉ xịt cao tay để làm bánh trung thu có độ ẩm và nguội bớt chứ không xịt ướt.
- Làm bánh trung thu bị nứt khi nướng
Để khắc phục điều này, bạn nên chú ý quá trình nhồi bột hơn, cân đong tỉ lệ bột mì chính xác để làm bánh trung thu không bị khô, ngoài ra cho bột có thời gian nghỉ để bột được nở đều. Hãy phết hỗn hợp trứng vừa đủ lên mặt bánh và phải chắc chắn là vỏ bánh đã khô, sử dụng chổi chuyên dụng để có thể quết một lớp mỏng vừa đủ lên mặt làm bánh trung thu, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã se lại và không còn ướt.
- Bánh nướng Trung thu lên màu không đẹp
Thông thường, theo kinh nghiệm làm bánh Trung thu tại nhà, chúng ta phải nấu nước đường trước 1 – 2 tháng mới sử dụng làm bánh trung thu nướng. Nước đường để càng lâu thì bánh lên màu càng đẹp. Ngoài ra bạn nên hòa thêm một chút màu thực vật hoặc bột tro tàu vào hỗn hợp quét lên mặt bánh khi nướng nhé!
Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
Tết Trung thu là một dịp lễ quan trọng ở nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, thường diễn ra vào ngày 15 tháng Tám âm lịch. Dịp này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết hoa đăng, hoặc Tết đoàn viên.
Trong phong tục Việt Nam, vào ngày rằm, các gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ để cúng tổ tiên, có thể là mâm cỗ mặn, chay hoặc chỉ cúng hoa quả và bánh trung thu. Bố mẹ cũng thường chuẩn bị mâm cỗ trông trăng cho các em nhỏ, kèm theo các hoạt động truyền thống như văn nghệ, rước đèn và xem múa lân.
Đây không chỉ là dịp vui chơi cho trẻ em mà còn là thời điểm quan trọng để gia đình sum họp, tạo ra mối gắn kết và yêu thương. Cả gia đình thường cùng nhau làm bánh trung thu tại nhà, thưởng thức bánh, uống trà và trò chuyện dưới ánh trăng.
Ý nghĩa của bánh trung thu
Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó. Ý nghĩa của bánh trung thu mỗi loại là khác nhau:
- Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
- Bánh trung thu nướng mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, che chở ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Câu hỏi thường gặp
Bánh trung thu bao nhiêu calo?
Câu hỏi về việc bánh trung thu bao nhiêu calo, ăn bánh trung thu có làm tăng cân không, ăn bánh trung thu có mập không là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Enjoy Online sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người dưới đây nhé:
Trung bình, cứ 100g bánh trung thu sẽ chứa khoảng 143,2 calo. Theo WHO (tổ chức Y tế Thế giới), một người trưởng thành trung bình sẽ nạp vào cơ thể 2000 calo/ngày. Trong khi đó, bạn đã biết 1 cái bánh trung thu bao nhiêu calo. Qua thông tin trên có thể thấy nếu bạn ăn quá nhiều bánh trung thu thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi. Liều lượng khi thưởng thức bánh trung thu được khuyên dùng là 1-2 cái/ ngày. Với liều lượng này đã có thể cung cấp đủ mức năng lượng mà cơ thể cần, nếu ăn quá nhiều sẽ gây thừa calo và rất dễ bị tăng cân.
Mua bánh Trung thu chính hãng giá tốt ở đâu?
Để tìm kiếm và mua các sản phẩm bánh chất lượng, giá cả hợp lý và còn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn nên xem xét việc lựa chọn mua bánh tại Enjoy Online, nơi bạn có thể tìm thấy các thương hiệu bánh uy tín như:
- Bánh Trung thu Kinh Đô.
- Bánh Trung thu Givral.
- Bánh Trung thu Như Lan.
- Bánh Trung thu Đại Phát.
- Bánh Trung thu Hỷ Lâm Môn.
- Bánh Trung thu Phúc Long.
- Bánh Trung thu Brodard.
Tết trung thu đang đến gần rồi, bạn hãy thử áp dụng những cách làm bánh trung thu tại nhà này nhé. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về những nguyên liệu làm bánh trung thu tại nhà cần chuẩn bị và các công đoạn để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt, cách bảo quản đúng chuẩn, cũng như cách khắc phục lỗi khi làm bánh. Bạn có thể xem cách làm bánh trung thu tại nhà chi tiết trên trang Enjoy Online nhé!